top of page

Rankings các trường Đại học đáng tin đến đâu???

Updated: Oct 10, 2021

Tầm này các em học sinh của mình đang khấp khởi chờ đợi nốt kết quả từ các trường Đại học theo đợt Regular Decision và bắt đầu xôn xao so sánh offer của các trường cũng như ranking của các trường đó trên một vài bảng xếp hạng lớn. Những câu hỏi thường thấy sẽ là "chị Hạnh ơi trg này #25 NU với #37 LAC thì cái nào tốt hơn ạ?" hay các phụ huynh thì cứ một mực "con chị chỉ app vào trường top 50 nhé"!


Cứ ranking ranking suốt cả ngày làm mình nhớ đến 1 bài trên báo The New Yorker có tựa là "The order of things" của tác giả Malcom Gradwell. Bài báo này viết rất sâu về bộ máy U.S News & World ranking mà hẳn mỗi em hs, sv và mỗi trung tâm tư vấn du học vẫn sử dụng hằng ngày để tra cứu trường ĐH tốt tại Mỹ. Nhưng liệu mấy người tự hỏi là những bảng xếp hạng (BXH) như thế này được design như thế nào, nó đáng tin đến đâu và nên dùng nó ra sao?


Tiêu chí xếp hạng trường đại học.

Để xếp hạng bất cứ sự vật sự việc gì cũng đều cần đến những tiêu chí, ví dụ như xếp hạng hs giỏi, hs tiến tiến, cũng phải dựa trên tiêu chí cơ bản như điểm trung bình môn, môn chuyên, hạnh kiểm.. . BXH các trường ĐH cũng vậy, mỗi cơ quan xếp hạng đều có những tiêu chí của riêng mình, phụ thuộc vào những phẩm chất mà họ đánh giá cao, mà những phẩm chất đó đôi khi lại có thể rất chủ quan, thiếu chính xác. Ví dụ, tiêu chí quan trọng nhất trong BXH Best Colleges của U.S News&world report là Danh tiếng về chương trình học (Undergraduate academic reputation). Tiêu chí này thì đúng quá rồi còn cần gì phải bàn nữa đúng không? Nhưng nếu để ý kỹ, nó là DANH TIẾNG về chất lượng chứ ko phải là chất lượng. Vì sao lại thế, nó khác gì nhau?

Chẳng có BXH nào có thể khẳng định mình đánh giá được chất lượng đào tạo của hết các trường và đặt nó lên cùng 1 danh sách được vì có quá nhiều khía cạnh của đào tạo, chuyên ngành cũng như có quá nhiều loại trường (như kiểu trong đấu vật có nhiều hạng cân ý, ko thể so sánh anh A ở hạng cân 90kg giỏi hơn anh B ở hạng cân 70kg được). Vậy nên không ai lại đi làm cái việc vô lý như thế, họ đành sử dụng phương pháp đo kiểu "danh tiếng". Cách đo danh tiếng mà họ sử dụng là "peer review - đánh giá chéo" của các trường, tức là mỗi trường sẽ rate các trường khác, đơn giản vậy thôi. Danh tiếng càng nhiều thì ranking càng cao. Câu hỏi đặt ra là liệu hiệu trưởng trường A có hiểu hết về chương trình của vài trăm trường cùng loại với mình để đánh giá không và những hiểu biết đó dựa trên số liệu đáng tin cậy hay 1 vài câu chuyện phiếm? Theo Michael Bastedo, một nhà nghiên cứu giáo dục - xã hội học, người đã có nhiều nghiên cứu về phương pháp của U.S. News, cho rằng “rankings drive reputation - ranking tạo nên danh tiếng”. Ơ thế tóm lại con gà có trước hay quả trứng có trước???

Illustration by SEYMOUR CHWAST
Illustration by SEYMOUR CHWAST

Mức độ quan trọng của các tiêu chí?

Uh thôi cứ coi như là mình cùng chấp nhận những tiêu chí ấy đi, danh tiếng, bằng cấp giáo viên, tài nguyên của trường hay tỉ lệ chọn lọc sv đầu vào… thế thì các BXH sẽ cân chỉnh tỉ trọng của các tiêu chí ấy như thế nào? 100% chia đều hay cái nào đó nhỉnh hơn, nhỉnh hơn bao nhiêu? Đây là 1 bài toán cực tricky, ở chỗ, trường nào có thế mạnh rơi vào đúng cái tiêu chí nặng cân thì tự nhiên ranking cứ phải gọi tăng mấy chân kính. Thế nên những người design BXH đúng là trở thành những người cầm cân nảy mực, chỉ thêm bớt 1 ít phần trăm vào mục tỉ lệ giáo viên:hs hay nguồn tài chính thì mấy trường công làm gì có cửa so với các trường tư thục elite. Nhưng nếu chỉ cần add thêm phần trăm vào mục "value for the tuition dollar - dịch nôm na là giá cả hợp lý" thì mấy trường công lập như Uni of Alabama, Uni of Virginia, Uni of Colorado chắc sớm lọt top đầu. Trong bài báo The order of things có một câu tóm gọn toàn bộ vấn đề của các BXH nói chung: "Rankings depend on what weight we give to what variables" - Các bảng xếp hạng bản chất chỉ là đi gán giá trị bất kỳ cho vài tiêu chí bất kỳ mà thôi.


Vậy đấy, tiêu chí và độ nặng nhẹ của các tiêu chí khá là loạn và thiếu khách quan. Và thực ra, đúng là nó nên được nhìn nhận chủ quan, nhưng là chủ quan của học sinh và phụ huynh; vì một lẽ rất đơn giản, mỗi người đi mua hàng sẽ có những tiêu chí và năng lực mua sắm khác nhau.

Các loại BXH là cần thiết để giúp người mua hàng nhanh chóng đánh giá tình hình nhưng cần hiểu và dùng nó như 1 công cụ tham khảo chứ không nên biến nó thành kinh chỉ nam cho 1 quyết định lớn của mình được.


Vậy mình sử dụng BXH như thế nào?

Khi mình làm việc với học sinh và phụ huynh những buổi đầu, mình sẽ tránh nói về các BXH hoặc có thì chỉ để hiểu thêm về các nguồn tham khảo của họ, tránh sa đà vào cái bẫy tâm lý về thứ bậc khi họ không làm việc trong ngành. Mình sẽ đi từ nhu cầu của chính hs và gia đình trc để xem họ quan tâm đến điều gì nhất khi lựa chọn trường, vị trí địa lý, chương trình học của ngành nhất định, viễn cảnh công việc… từ đó mới đưa ra gợi ý list trường nháp. Từ đây mình và em hs mới đi nghiên cứu từ trường trong list đó thật kỹ, sử dụng nhiều BHX, số liệu khác nhau làm công cụ đánh giá (curriculum ctrinh học, data về khu vực địa lý như tỉ lệ việc làm, thất nghiệp, phạm tội, thời tiết khí hậu, đi thăm campus thực tế ảo…) để đánh giá toàn diện nhất về 1 trường trước khi chốt danh sách cuối cùng. Vì suy cho cùng, đây là 1 quá trình mang đậm tính cá nhân và là 1 trong những mốc quan trọng trong cuộc đời. Giữa thời đại thông tin vừa nhiều vừa rẻ, mình thực lòng khuyến khích các em học sinh, các bậc phụ huynh hãy lắng nghe bản thân xem mình tìm kiếm điều gì trước, rồi hẵng lặn ngụp trong biển thông tin, BXH ngoài kia. Hoặc chịu khó tìm đến những người có hiểu biết trong ngành (nhiều hơn chỉ là thuộc các BXH) để xin lời khuyên.


Hạnh.


Nguồn tham khảo:


---------------


See you soon!!!

326 views0 comments

Comments


bottom of page