top of page

Tản mạn về các bài thi chuẩn hoá và hồ sơ du học Mỹ.

Updated: May 21, 2020

Mình đang cố gắng siêng viết blog, làm vlog tổng hợp trong series College Application 101 như một "one-stop source" về các chủ đề/hoạt động chuẩn bị hồ sơ như đã đề cập ở trên. Các bạn, các em ủng hộ và đón đọc/xem nhé!

--------------------

Nói về cách bài thi chuẩn hoá như SAT, ACT (và đối với học sinh quốc tế thì cần thêm TOEFL/IELTS/Duolingo), ở Mỹ hiện đã có rất nhiều trường đưa ra những lựa chọn linh hoạt hơn cho thí sinh như Test Optional (tuỳ thích nộp điểm) hoặc Test Flexible (có thể nộp các điểm ở các khoá học nâng cao thay thế - AP, IB). Lý do cho xu hướng này là vì các trường muốn nhìn vào từng học sinh và đánh giá một cách tổng thể, thay vì là những con số. Trong quá khứ, bài thi chuẩn hoá là để đánh giá học sinh một cách đồng đều dù họ đến từ những môi trường học tập khác nhau, đặt các học sinh trên cùng 1 hệ quy chiếu để giúp các trường có đánh giá và so sánh tốt hơn. Tuy nhiên, gần đây, qua những hội thảo về giáo dục đại học mà mình tham gia, ngày càng có nhiều ý kiến chỉ ra các tồn tại của hình thức thi này: sự phân hoá và bất công trong các nhóm học sinh. Có những nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa thu nhập của hộ gia đình tới điểm thi chuẩn hoá của con họ, có nghĩa là, những gia đình có thu nhập tốt hơn thì con cái họ cũng sẽ có xu hướng được học tại những trường tư thục đắt tiền, có cơ hội tham gia các prep course, có gia sư kèm cặp riêng… dẫn đến những lợi thế vượt trội so với nhóm học sinh từ gia đình có thu nhập thấp. Đối với các trường ĐH Mỹ quan tâm đến sự đa dạng của sinh viên, chắc hẳn họ sẽ không muốn dựa vào điểm thi chuẩn hoá này để đánh giá năng lực học tập của học sinh.


Theo như mình biết, trong tương lai gần, sẽ có 1 công cụ hỗ trợ mới nhằm cải thiện tình trạng thiếu công bằng, lạm phát điểm tên là Environmental Context Dashboard (ECD). Điểm nổi bật công cụ này là các số liệu sẽ được đặt trong hoàn cảnh cụ thể: - SAT scores in context - Điểm SAT so với mặt bằng chung của nhóm học sinh đến từ cùng trường THPT (điểm 1200/1600 trong context của trường Hanoi- Amsterdam sẽ khác với trường Dân Tộc Nội Trú chẳng hạn) - Information on the high school - Thông tin về trường THPT của từng hs :class size, thu nhập trung bình của các gia đình, yêu cầu trong chương trình học, điểm SAT trung bình…) - Contextual data on the neighborhood and high school environment - Môi trường sinh hoạt + Vị trí địa lý của trường THPT (để so sánh với tỉ lệ thất nghiệp, hay tỉ lệ phạm tội... trong khu vực đó, khu Ciputra vs. xóm liều chẳng hạn) từ đó hiểu thêm về những khó khăn/lợi thế cuả từng hs.


Nhưng như mọi người thấy, dù có áp dụng công cụ mới này, thì điểm thi chuẩn hoá vẫn ko thể thiếu, chỉ là nó sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng, thực chất hơn thôi. Lời khuyên của mình dành cho các hs quốc tế nói chung là dù có là Test Optional, các em vẫn nên cố gắng chuẩn bị và thi các bài thi chuẩn hoá vì nếu đạt được điểm tốt thì nó vẫn sẽ luôn là 1 điểm cộng trong hồ sơ, thể hiện tinh thần học và thử thách bản thân trong 1 kỳ thi chung với học sinh bản xứ. Nó sẽ ít nhiều giúp các em có 1 tâm thế cạnh tranh cần có, những kỹ năng tiếng Anh cho quá trình học tập tại môi trường ĐH sau này.


Cuối cùng, nhìn rộng ra từ quan điểm của 1 người làm giáo dục, mình hi vọng các em học sinh và các phụ huynh sẽ có cái nhìn tích cực hơn về các bài thi chuẩn hoá nói riêng và quá trình chuẩn bị hồ sơ du học nói chung. Qua những buổi gặp mặt và trò chuyện với ban tuyển sinh của nhiều trường, mình nhận ra rằng, quá trình chuẩn bị hồ sơ và ứng tuyển đến cách trường ĐH Mỹ thực ra giống như 1 cuộc hành trình khám phá và thể hiện bản thân, xem năng lực và nguyện vọng của mình là gì, ngôi trường nào sẽ phù hợp với mình, mình sẽ có thể phát huy bản thân khi học ở đó hay ko. Những tiêu chí như điểm thi, hoạt động ngoại khoá.. là các công cụ giúp mình hiểu mình, phấn đấu phát triển bản thân, không nên bị lạm dụng như 1 check list cần có để giống người này người kia. Ban tuyển sinh là những người đã đọc hàng ngàn bộ hồ sơ, được đào tạo chuyên sâu cho từng khu vực địa lý, vì vậy chỉ cần nhìn vào profile với các thành tích của hs là có thể đánh giá được đâu là hoạt động có chiều sâu hay không. Đã qua rồi thời đi làm tình nguyện xin certificate để nộp, bây giờ các trường đâu có yêu cầu nộp certificate nữa đâu. Vì vậy các em hãy cố gắng đánh giá tình hình đúng bản chất, tránh các hoạt động và dịch vụ mang tính hình thức nhé!


Tiếp tục tìm hiểu thêm các khía cạnh của hồ sơ du học tại series College Application 101

Hạnh.

-------------------------------

Nếu các bạn/các em đang tìm kiếm một cố vấn cá nhân để hướng dẫn, một người bạn để đồng hành trong quá trình apply ĐH Mỹ, hãy liên lạc đến mình qua:

Facebook: https://www.facebook.com/toc.ngan.549668 Email: Hanhnhat.nguyen@gmail.com

See you soon!!!

84 views0 comments

Comments


bottom of page